Xuân Sơn (thuộc huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) là một địa điểm có nhiều tiềm năng du lịch của đất Tổ Phú Thọ. Ðến với Xuân Sơn, du khách không thể không đến hang Lạng, một kỳ tích thiên nhiên làm say đắm lòng người.
Hang Lạng ăn sâu trong lòng núi Ten, cửa vào hang nhìn thẳng ra cánh đồng Mường Lạng. Hang Lạng là hang lớn nhất, dài nhất trong số hang động thạch nhũ ở Xuân Sơn. Vòm hang Lạng có chỗ cao đến mười lăm, hai mươi mét và chiều rộng cũng cỡ khoảng như vậy. Hang chạy dài, dọc dãy núi đá vôi. Người ta thả quả bưởi có đánh dấu vào hang lúc sáng thì chiều tối đã thấy nó ở suối Lấp, cùng dãy núi nhưng cách chỗ thả chừng khoảng 20km.
Chạy dọc đáy hang là một con suối lớn. Những chỗ hang phình ra, nền hang trải đều một lớp đá củ đậu, cát vàng và đất sét. Nhiều chỗ thạch nhũ buông xuống, qua hàng triệu triệu năm đã tạo nên muôn hình ngàn dạng như ngàn vạn toà thờ Phật, thờ thần. Lại có nhiều trụ cột, được thiên nhiên đắp, vẽ, điểm tô, chống từ đáy hang lên vòm trần như các cột nối từ cõi âm ti lên đỉnh thiên đàng. Các phiến thạch nhũ tạo cho hang động đẹp một cách huyền bí, tâm linh. Ở các pho tượng, nhũ đá vừa giống như ma quỷ, vừa như thần linh, nhô lên giữa dòng suối long lanh trong ánh đèn, ánh đuốc. Nhũ đá ở đây không sỉn thành một màu xám như nhiều hang động núi đá vôi, mà sáng trắng và nhiều chỗ lấp lánh muôn hồng ngàn tía rất kỳ lạ.
Hang Lạng rộng và dài đủ cho hàng ngàn người cùng vào chiêm ngưỡng. Cách cửa hang vài giờ đi bộ, đáy hang trở thành suối sâu đến 2 mét nước. Từ đây, người ta có thể tiếp tục soi đuốc, ngồi mảng để thăm thú về sự kỳ diệu của thiên nhiên, đã tạo dựng nên một kỳ quan để cho con người vui chơi giải trí. Suối nước trong hang có khá nhiều cá măng, cá ngạnh nặng cỡ dăm bảy ký. Loài dơi màu đen đậu nhan nhản trên trần hang.
Ngày xưa, cứ vào mồng bốn tết hàng năm, sau khi cúng cấm (cúng vị thần hang cho phép vào cửa), người dân Mường Lạng lại đốt đèn đốt đuốc đưa nhau vào sâu trong hang, chọn bãi rộng để ném còn, hát rang, hát ống, đánh trống đá, đàn đá, những "nhạc cụ" do thiên nhiên tạo ra.
Hang Lạng không những có cảnh đẹp thiên nhiên kỳ bí mà nó còn hấp dẫn du khách bởi những truyền thuyết đầy huyền bí. Từ xa xưa, dân làng Xuân Sơn đã thờ thần hang Lạng. Thần là con rắn hoá thân thành chàng trai tuấn tú vẫn thường đến giúp việc nhà Thổ Lang xóm Lạng. Nhiều hôm chàng giúp nàng Bạch, con gái Thổ Lang cấy lúa trên những thửa ruộng ở đồng Lạng. Chàng nhổ mạ, cấy gặt nhanh hơn hết thảy mọi người. Dần dà, nàng Bạch đem lòng yêu mến chàng. Một hôm, ăn uống xong, chàng lên giường trùm chăn ngủ. Do ngủ say, vô tình cựa quậy chàng để hở ra ngoài chăn nguyên hình hài một con rắn trắng. Quan Thổ Lang xua đuổi con rắn trắng ra khỏi nhà, nhắc nhở con gái tránh bị rắn hoá thành người lừa lọc cám dỗ. Một hôm, nàng dệt vải, con sợi rơi lăn mãi xuống ao sâu. Nàng ra ao vớt con sợi về thì bị ốm chết.
Quan Thổ Lang biết con gái mình đã bị rắn bắt đi làm vợ. Dân làng phải đem xác nàng Bạch chôn cao trên đỉnh núi Ten để rắn không lấy được xác nàng đi. Nhưng rồi rắn làm mây mưa tầm tã rạch ngang dọc núi Ten thành sông thành suối để chở xác vợ về hang Lạng sống với mình. Từ đấy, người ta phải cúng rắn thần và nàng Bạch, cầu phù hộ cho mưa gió thuận hoà để có nước cày cấy. Hang Lạng được coi là Thủy cung của thần bảo hộ xóm Lạng. Sau này, người ta mới dựng đình Lạng để các ngày lễ có nơi cầu tế thần phù hộ cho dân khang vật thịnh. Rắn và nàng Bạch từ lâu đã là Thành hoàng của người Xuân Sơn. Giống như nhiều làng Việt, Thành hoàng đều có đền, miếu yên tĩnh để nghỉ ngơi. Miếu thờ Thành hoàng cũng có ban thờ để các ngày sóc, vọng, ông từ của các làng người Kinh, ông mo của các làng người Mường thắp hương cúng thần. Hàng năm vào các ngày tiệc lớn, người ta mới rước thần từ miếu ra đình để cầu tế. Làm xong lại rước thần về ngự ở miếu cũ. Hang Lạng cũng như miếu của làng Việt, là nơi thần ở. Thần là loài sống ở dưới nước nên gọi hang Lạng là Thủy cung. Các ngày sóc, vọng (mồng 1, rằm) hàng tháng, ông mo lại vào hang thắp hương cúng thần. Chỉ các ngày tiệc của làng: lễ cầu mùa, lễ mở cửa rừng, ngày kỵ của vợ thần... người ta mới tổ chức tế lễ ở đình Lạng. Lễ cúng thần bao giờ cũng có gạo và trứng. Gạo là sản phẩm của lúa nước, là âm tính thuộc về thế giới của loài rắn sống dưới nước. Còn trứng biểu tượng cho chim ở trên rừng thuộc về dương. Truyền thuyết thần hang Lạng và tục thờ cũng của người Mường Xuân Sơn phản ánh tư duy thần thoại của tộc người Việt cổ làm lúa nước sống ở vùng Xuân Sơn này. Thần tích này cùng mô típ với thần thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ chỉ khác ở chỗ là nó xuất hiện ở thời kỳ hình thái đã phát triển khá cao, có hôn nhân một vợ một chồng, chế độ mẫu hệ đã bàn giao quyền sang cho người đàn ông. Vợ phải sang ở nhà chồng. Ở đây nàng Bạch đã phải sang Thủy cung sống với chồng là con rắn trắng.
Giải mã truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ và thần Lạng, Thành hoàng làng Mường Xuân Sơn chúng ta sẽ thấy được đôi phần xã hội thời đại Hùng Vương, những quan niệm của cư dân Lạc Việt và tinh thần con người thời đại đó đã ăn sâu trong tâm thức cộng đồng người Việt ở tận nơi thâm sơn cùng cốc này. Huyền thoại hang Lạng đã làm cho tâm hồn các thế hệ người dân Xuân Sơn trường tồn trong lịch sử dài dặc của dân tộc Việt. Hãy gìn giữ thần thoại ấy thành di sản văn hoá làm món quà quý báu dâng cho du khách mai này khi Xuân Sơn trở thành vườn cấm quốc gia, một thắng cảnh kỳ thú, một khu du lịch hiếm hoi ở vùng đất Tổ, nơi Vua Hùng dựng nước.
Hang Lạng ăn sâu trong lòng núi Ten, cửa vào hang nhìn thẳng ra cánh đồng Mường Lạng. Hang Lạng là hang lớn nhất, dài nhất trong số hang động thạch nhũ ở Xuân Sơn. Vòm hang Lạng có chỗ cao đến mười lăm, hai mươi mét và chiều rộng cũng cỡ khoảng như vậy. Hang chạy dài, dọc dãy núi đá vôi. Người ta thả quả bưởi có đánh dấu vào hang lúc sáng thì chiều tối đã thấy nó ở suối Lấp, cùng dãy núi nhưng cách chỗ thả chừng khoảng 20km.
Chạy dọc đáy hang là một con suối lớn. Những chỗ hang phình ra, nền hang trải đều một lớp đá củ đậu, cát vàng và đất sét. Nhiều chỗ thạch nhũ buông xuống, qua hàng triệu triệu năm đã tạo nên muôn hình ngàn dạng như ngàn vạn toà thờ Phật, thờ thần. Lại có nhiều trụ cột, được thiên nhiên đắp, vẽ, điểm tô, chống từ đáy hang lên vòm trần như các cột nối từ cõi âm ti lên đỉnh thiên đàng. Các phiến thạch nhũ tạo cho hang động đẹp một cách huyền bí, tâm linh. Ở các pho tượng, nhũ đá vừa giống như ma quỷ, vừa như thần linh, nhô lên giữa dòng suối long lanh trong ánh đèn, ánh đuốc. Nhũ đá ở đây không sỉn thành một màu xám như nhiều hang động núi đá vôi, mà sáng trắng và nhiều chỗ lấp lánh muôn hồng ngàn tía rất kỳ lạ.
Hang Lạng rộng và dài đủ cho hàng ngàn người cùng vào chiêm ngưỡng. Cách cửa hang vài giờ đi bộ, đáy hang trở thành suối sâu đến 2 mét nước. Từ đây, người ta có thể tiếp tục soi đuốc, ngồi mảng để thăm thú về sự kỳ diệu của thiên nhiên, đã tạo dựng nên một kỳ quan để cho con người vui chơi giải trí. Suối nước trong hang có khá nhiều cá măng, cá ngạnh nặng cỡ dăm bảy ký. Loài dơi màu đen đậu nhan nhản trên trần hang.
Ngày xưa, cứ vào mồng bốn tết hàng năm, sau khi cúng cấm (cúng vị thần hang cho phép vào cửa), người dân Mường Lạng lại đốt đèn đốt đuốc đưa nhau vào sâu trong hang, chọn bãi rộng để ném còn, hát rang, hát ống, đánh trống đá, đàn đá, những "nhạc cụ" do thiên nhiên tạo ra.
Hang Lạng không những có cảnh đẹp thiên nhiên kỳ bí mà nó còn hấp dẫn du khách bởi những truyền thuyết đầy huyền bí. Từ xa xưa, dân làng Xuân Sơn đã thờ thần hang Lạng. Thần là con rắn hoá thân thành chàng trai tuấn tú vẫn thường đến giúp việc nhà Thổ Lang xóm Lạng. Nhiều hôm chàng giúp nàng Bạch, con gái Thổ Lang cấy lúa trên những thửa ruộng ở đồng Lạng. Chàng nhổ mạ, cấy gặt nhanh hơn hết thảy mọi người. Dần dà, nàng Bạch đem lòng yêu mến chàng. Một hôm, ăn uống xong, chàng lên giường trùm chăn ngủ. Do ngủ say, vô tình cựa quậy chàng để hở ra ngoài chăn nguyên hình hài một con rắn trắng. Quan Thổ Lang xua đuổi con rắn trắng ra khỏi nhà, nhắc nhở con gái tránh bị rắn hoá thành người lừa lọc cám dỗ. Một hôm, nàng dệt vải, con sợi rơi lăn mãi xuống ao sâu. Nàng ra ao vớt con sợi về thì bị ốm chết.
Quan Thổ Lang biết con gái mình đã bị rắn bắt đi làm vợ. Dân làng phải đem xác nàng Bạch chôn cao trên đỉnh núi Ten để rắn không lấy được xác nàng đi. Nhưng rồi rắn làm mây mưa tầm tã rạch ngang dọc núi Ten thành sông thành suối để chở xác vợ về hang Lạng sống với mình. Từ đấy, người ta phải cúng rắn thần và nàng Bạch, cầu phù hộ cho mưa gió thuận hoà để có nước cày cấy. Hang Lạng được coi là Thủy cung của thần bảo hộ xóm Lạng. Sau này, người ta mới dựng đình Lạng để các ngày lễ có nơi cầu tế thần phù hộ cho dân khang vật thịnh. Rắn và nàng Bạch từ lâu đã là Thành hoàng của người Xuân Sơn. Giống như nhiều làng Việt, Thành hoàng đều có đền, miếu yên tĩnh để nghỉ ngơi. Miếu thờ Thành hoàng cũng có ban thờ để các ngày sóc, vọng, ông từ của các làng người Kinh, ông mo của các làng người Mường thắp hương cúng thần. Hàng năm vào các ngày tiệc lớn, người ta mới rước thần từ miếu ra đình để cầu tế. Làm xong lại rước thần về ngự ở miếu cũ. Hang Lạng cũng như miếu của làng Việt, là nơi thần ở. Thần là loài sống ở dưới nước nên gọi hang Lạng là Thủy cung. Các ngày sóc, vọng (mồng 1, rằm) hàng tháng, ông mo lại vào hang thắp hương cúng thần. Chỉ các ngày tiệc của làng: lễ cầu mùa, lễ mở cửa rừng, ngày kỵ của vợ thần... người ta mới tổ chức tế lễ ở đình Lạng. Lễ cúng thần bao giờ cũng có gạo và trứng. Gạo là sản phẩm của lúa nước, là âm tính thuộc về thế giới của loài rắn sống dưới nước. Còn trứng biểu tượng cho chim ở trên rừng thuộc về dương. Truyền thuyết thần hang Lạng và tục thờ cũng của người Mường Xuân Sơn phản ánh tư duy thần thoại của tộc người Việt cổ làm lúa nước sống ở vùng Xuân Sơn này. Thần tích này cùng mô típ với thần thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ chỉ khác ở chỗ là nó xuất hiện ở thời kỳ hình thái đã phát triển khá cao, có hôn nhân một vợ một chồng, chế độ mẫu hệ đã bàn giao quyền sang cho người đàn ông. Vợ phải sang ở nhà chồng. Ở đây nàng Bạch đã phải sang Thủy cung sống với chồng là con rắn trắng.
Giải mã truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ và thần Lạng, Thành hoàng làng Mường Xuân Sơn chúng ta sẽ thấy được đôi phần xã hội thời đại Hùng Vương, những quan niệm của cư dân Lạc Việt và tinh thần con người thời đại đó đã ăn sâu trong tâm thức cộng đồng người Việt ở tận nơi thâm sơn cùng cốc này. Huyền thoại hang Lạng đã làm cho tâm hồn các thế hệ người dân Xuân Sơn trường tồn trong lịch sử dài dặc của dân tộc Việt. Hãy gìn giữ thần thoại ấy thành di sản văn hoá làm món quà quý báu dâng cho du khách mai này khi Xuân Sơn trở thành vườn cấm quốc gia, một thắng cảnh kỳ thú, một khu du lịch hiếm hoi ở vùng đất Tổ, nơi Vua Hùng dựng nước.
Sưu tầm
Một Số Tour Du Lịch Đền Hùng – Phú Thọ
Khu di tích Đền Hùng Phú Thọ không những là một địa điểm tâm linh của cả dân tộc Việt Nam mà còn là một nơi phong cảnh hữu tình, rất thích hợp cho mọi người tìm về tĩnh lòng sau những ngày làm việc mệt mỏi. Hãy tham khảo một số tuor du lịch Đền Hùng ngắn ngày nhé.
Tour Đền Hùng (01 ngày)
9h – 10h: Hướng dẫn viên của Trung tâm Dịch vụ Du lịch Đền Hùng đón Quý khách tại Cổng vào Khu di tích lịch sử Đền Hùng, sau đó đưa Quý khách đi thăm quan và làm lễ thắp hương tại các Đền: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Lăng Hùng Vương, Đền Giếng.
12h00: Ăn trưa tại Nhà hàng Cổ Tích, nghỉ ngơi.
13h30: Lên xe đi thăm quan và thắp hương tại Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân, Đền Tổ Mẫu Âu Cơ, thăm Bảo tàng Hùng Vương nơi trưng bày hàng ngàn hiện vật liên quan tới Thời đại Hùng Vương; thăm Vườn cây lưu niệm nơi các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tỉnh thành trồng cây lưu niệm.
17h00: Chia tay, kết thúc chương trình thăm quan.
Giá trọn gói: 95.000đ/khách (áp dụng cho Đoàn từ 30 khách trở lên).
Giá bao gồm: Ăn trưa 70.000đ, vé thắng cảnh, hướng dẫn viên nhiệt tình, kinh nghiệm theo suốt chương trình thăm quan.
Không bao gồm: Xe vận chuyển, đồ uống, thuế VAT và các chi phí không đề cập trong chương trình.
Tour Đền Hùng – Lâm Thao – Việt Trì (02 ngày/ 01 đêm)
Ngày 01: Đền Hùng
9h00 – 10h00: Hướng dẫn viên của Trung tâm Dịch vụ Du lịch Đền Hùng đón Quý khách tại Cổng vào Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Quý khách nhận phòng khách sạn, sau đó đi thăm quan và làm lễ thắp hương tại các Đền: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Lăng Hùng Vương, Đền Giếng.
12h00: Ăn trưa tại Nhà hàng Cổ Tích.
13h30: lên xe đi thăm quan và thắp hương tại Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân, Đền Tổ Mẫu Âu Cơ, thăm Bảo tàng Hùng Vương nơi trưng bày hàng ngàn hiện vật liên quan tới Thời đại Hùng Vương.
17h00: Về Khách sạn tắm giặt, nghỉ ngơi.
18h30: Ăn tối tại Nhà hàng Cổ Tích, sau đó vui văn nghệ, lửa trại, uống rượu đặc sản Đất Tổ. Nghỉ đêm tại Khu nghỉ Mai An Tiêm – Đền Hùng.
Ngày 02: Đền Hùng – Lâm Thao – Việt Trì
6h30: Trả phòng khách sạn, ăn sáng, sau đó Qúy khách lên xe đi Lâm Thao, thăm làng Sơn Vy nơi có nền văn hoá Sơn Vy với độ tuổi trên 2 vạn năm cùng những công cụ cuội, ghè đập đá là chứng tích sinh tồn của người nguyên thuỷ trên đất Phú Thọ – đất bản bộ của các Vua Hùng; tiếp tục thăm Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất ủ ấm tại Sơn Vy.
9h00: Lên xe đi thăm quan Thành phố Việt Trì – kinh đô đầu tiên của Nhà nước Văn Lang thời kỳ dựng nước, thăm Đình Hùng Lô, Đình Lâu Thượng, làng trồng dâu nuôi tằm xã Trưng Vương.
12h00: Ăn trưa.
13h30: Thăm Bảo tàng Tỉnh (đây là công trình có nét kiến trúc đặc sắc, tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ), thăm quan và mua sắm tại chợ Trung tâm Thành phố.
15h30: Chia tay, kết thúc chương trình du lịch.
Giá trọn gói: 435.000đ/khách (áp dụng cho Đoàn từ 30 khách trở lên).
Giá bao gồm:
Ăn theo chương trình (bữa sáng 20.000đ, bữa chính 70.000đ/khách); ngủ khách sạn hoặc nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch: 02 người/ phòng đôi, điều hòa, khép kín.
Vé thắng cảnh, vé thăm quan Bảo tàng Tỉnh, Bảo hiểm du lịch, giao lưu văn nghệ lửa trại
Hướng dẫn viên nhiệt tình, kinh nghiệm theo suốt chương trình.
Không bao gồm:
Xe vận chuyển, điện thoại, giặt là, ngủ phòng đơn, đồ uống, thuế VAT và các chi phí không đề cập trong chương trình.
Tour Đền Hùng – Đoan Hùng – Hạ Hoà (02 ngày/ 01 đêm)
Ngày 01: Đền Hùng
9h – 10h: Hướng dẫn viên của Trung tâm Dịch vụ Du lịch Đền Hùng đón Quý khách tại Cổng vào Khu di tích lịch sử Đền Hùng, sau đó đưa Quý khách đi thăm quan và làm lễ thắp hương tại các Đền: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Lăng Hùng Vương, Đền Giếng.
12h00: Ăn trưa tại Nhà hàng Cổ Tích.
13h30: Lên xe đi thăm quan và thắp hương tại Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân, Đền Tổ Mẫu Âu Cơ, thăm Bảo tàng Hùng Vương nơi trưng bày hàng ngàn hiện vật liên quan tới Thời đại Hùng Vương; thăm Vườn cây lưu niệm nơi các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tỉnh thành trồng cây lưu niệm.
17h00: Về Khách sạn tắm giặt, nghỉ ngơi.
18h30: Ăn tối tại Nhà hàng Cổ Tích. Buổi tối vui văn nghệ, lửa trại, uống rượu đặc sản Đất Tổ. Nghỉ đêm tại Khu nghỉ Mai An Tiêm – Đền Hùng.
Ngày 02: Đền Hùng – Đoan Hùng – Hạ Hoà
Sau bữa ăn sáng, Quý khách lên xe đi Đoan Hùng, thăm Tượng đài chiến thắng Sông Lô – công trình mang tính nghệ thuật cao, gắn với một địa danh nổi tiếng với chiến công oanh liệt của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp; thăm Làng trồng Bưởi Chí Đám nơi có giống Bưởi nổi tiếng cả nước với trái tròn, vỏ mỏng, thơm, ngọt; Quý khách sẽ có cơ hội tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, bảo quản giống bưởi quí hiếm này và được thưởng thức, mua về làm quà nếu đúng vào mùa thu hoạch.
12h00: Ăn trưa, sau đó tiếp tục cuộc hành trình đi thăm quan Đầm Ao Châu (Hồ nước).
14h00: Tới Đầm Ao Châu, Quý khách lên thuyền du ngoạn ngắm cảnh trên hồ với diện tích rộng khoảng 400ha và có tới 99 ngách nước phong cảnh sơn thuỷ hữu tình.
16h00: Lên xe về Đền Hùng, chia tay, kết thúc chương trình tham quan.
Giá trọn gói: 445.000đ/khách (áp dụng cho Đoàn từ 30 khách trở lên).
Giá bao gồm:
Ăn theo chương trình (bữa sáng 20.000đ, bữa chính 70.000đ/khách); ngủ khách sạn hoặc nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch: 02 người/ phòng đôi, điều hòa, khép kín.
Vé thắng cảnh, thuyền thăm Đầm Ao Châu, Bảo hiểm du lịch, giao lưu văn nghệ lửa trại.
Hướng dẫn viên nhiệt tình, kinh nghiệm theo suốt chương trình.
Không bao gồm:
Xe vận chuyển, điện thoại, giặt là, ngủ phòng đơn, đồ uống, thuế VAT và các chi phí không đề cập trong chương trình.
Ghi chú:
Ngoài chương trình cố định trên, Trung tâm còn xây dựng các chương trình thăm quan riêng cho từng đoàn khách.Mọi chi tiết xin Quý khách vui lòng liên hệ:Trung tâm Dịch vụ Du lịch Đền HùngĐiện thoại ngoài giờ hành chính: 0915 541 762 – 0913 075 155 – 0988 859 998